Trên thị trường bếp từ Việt Nam ngày nay có khá nhiều dòng sản phẩm bếp từ được ghi made in Malaysia. Dòng bếp này chiếm ngày một nhiều thị phần các dòng bếp từ và được người tiêu dùng ưa chuộng vì thoát được cái mác bếp từ Trung Quốc.
Tuy nhiên thực tế bạn có bao giờ băn khoăn về chất lượng bếp từ Malaysia này không? Bạn có bao giờ bạn nghĩ về dòng sản phẩm này như thế nào không? Liệu có hay không sự dối trá trong việc kinh doanh bếp từ? Thử đọc hết bài viết này nhé.
Thư mục
Câu chuyện về mặt hàng xuất xứ Malaysia
Trước đây đối với thị trường bếp từ Việt Nam nói riêng và các hàng hóa của có giá trị nói chung người dùng khá cảnh giác với hàng có xuất xứ Trung Quốc. Rất nhiều người khi quyết định mua hàng mà chưa có nhiều thông tin đều muốn tránh xa hàng Trung Quốc. Ngay chính bản thân tôi khi còn đi học cũng mua một chiếc đồng hồ Casio ghi made in Malaysia chứ bộ.
Tâm lý này là rất bình thường do phần nhiều những dòng sản phẩm mới được nhiều doanh nghiệp Việt Nam chạy sang Trung Quốc đặt hàng sản xuất các sản phẩm với chất lượng kém bán giá cao làm mất niềm tin người tiêu dùng. Lâu dài người tiêu dùng Việt cảnh giác với hàng Trung Quốc. Chính vì thế lựa chọn hàng hóa từ một nước Asian như Thái Lan, Mã Lai… lại là lựa chọn hợp lý.
Xem thêm: Tìm hiểu bếp từ Trung Quốc – hiểu rõ để an tâm trước khi mua hàng
Bếp từ cũng chẳng thoát khỏi quy luật
Thời gian đầu khi vào thị trường Việt Nam ở quy mô lớn là các sản phẩm bếp từ được nhập khẩu châu Âu với giá khá đắt. Thời gian này chủ yếu là các thương hiệu bếp từ cao cấp như Fagor, Faber, Teka, Bosch… Những thương hiệu này bán giá rất cao, từ 17-20 triệu cho một chiếc bếp từ đôi.
Lúc này các sản phẩm bếp từ Trung Quốc cũng bắt đầu xuất hiện. Họ cung cấp nhưng chiếc bếp từ giá rẻ với giá khoảng 10 triệu và dòng tốt hơn khoảng 15 triệu nhằm cạnh tranh với các hàng châu Âu. Lúc này các hàng châu Âu xịn vẫn chiếm ưu thế.
Tuy nhiên sau một thời gian thì các thương hiệu Việt (lắp ráp tại Trung Quốc) đẩy vào thị trường dòng bếp 1 từ 1 hồng ngoại. Chính dòng bếp này đã chiếm được một phần lớn thị phần. Cùng với việc hạn chế mẫu mã của bếp châu Âu và giá cao đẫ giúp những chiếc bếp Trung Quốc chiến thắng hoàn toàn về số lượng bán ra.
Những năm gần đây người tiêu dùng đã dần khôn ra sau khi các diễn đàn chia sẻ về chất lượng bếp từ Trung Quốc kém, khiến người tiêu dùng cảm thấy cần một sự đảm bảo an toàn hơn. Đặc biệt là khi bạn bỏ ra một số tiền lớn – bạn cần sự ổn định. Lúc này chính là thời điểm của những chiếc bếp từ Made in Malaysia thay thế Made in China.
Hiện trạng bếp từ Malaysia
Để có thể dán được chữ Made in Malay vào không hề đơn giản. Vì để dán được vào thì buộc phải chứng minh với người dùng cuối cùng về CO nhập khẩu. Thông thường bếp từ nhập khẩu sẽ có CO đi cùng với hàng hóa. Tuy nhiên có một kẽ hở nhỏ: CO là nhập cả lô, chứ không kê khai từng seri sản phẩm. Điều này khiến sản CO của một lô hàng có thể được sử dụng cho cả chục lô hàng – chẳng ai quan tâm đến việc kiểm soát.
Và như vậy là rất nhiều hàng hóa thực tế made in China được bóc tem ra và dán lại tem thành Made in Malaysia. Người dùng cứ tưởng là được mua hàng tốt hơn, nhưng thực chất là vẫn thế – bình mới rượu cũ.
Điều này diễn ra từ thời gian đầu cho đến nay càng nở rộ và chắc chắn trong năm 2017-2018 sẽ còn đẩy mạnh, khi hàng loạt thương hiệu Việt (chính có, tà có) sẽ thay mới made in china thành made in Malaysia.
Tôi không chắc 100% bếp từ malaysia là có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng tôi đủ kinh nghiệm để cho rằng con số đó là quá nửa. Vấn đề là ở chỗ bạn không biết nửa nào là thật nửa nào là giả 🙂 Đó mới là vấn đề.
Xem thêm: Phù phép bếp từ Trung Quốc thành hàng Italy, Đức
Nguy cơ gì với bạn
Bạn bị lừa! Chỉ đơn giản là vậy! Bạn bị lừa bởi nhà sản xuất(và đôi khi là người bán). Bạn sẽ mua một sản phẩm giá cao, chất lượng trung bình(hoặc kém). Trong khi bạn xứng đáng được mua mẫu bếp từ châu Âu với chất lượng tốt và giá hợp lý.
Niềm tin trong kinh doanh bị rạn nứt: có thể nó không ảnh hưởng đến bạn, nhưng nó lại ảnh hưởng đến tôi rất nhiều. Vì tôi bán hàng chuẩn và cung cấp thông tin thật, nhưng lại cũng rất nhiều người không tin do thị trường quá hỗn loạn.
Giải pháp cho bạn
Hãy tìm một địa chỉ bán hàng uy tín thay vì đi lung tung hết cửa hàng này đến cửa hàng khác. Tôi đẵ gặp rất nhiều khách hàng mang theo rất nhiều thương hiệu trong đầu từ Âu đến Á, cuối cùng để mua một con bếp Tàu giá cao. Họ đọc quá nhiều nhưng điều cốt lỗi thì không quan tâm. Tôi không muốn nói ra điều đó với họ – không ai muốn nhận mình đã sai. Nếu không muốn sai lầm thì bạn có thể đến showroom Bếp Lửa Việt – số 386, Thụy Khuê, Hà Nội để tìm mua bếp cho an toàn.
Tránh xa những địa chỉ giá rẻ: đây là cảnh báo cuối cùng. Những địa chỉ bán bếp từ châu Âu giá rẻ không có hàng. Họ để giá rẻ, đợi bạn đến và tìm cách bán cho bạn một con bếp Malaysia. Thế là bạn bị lừa một cách bài bản 🙂
Lời kết
Bài viết này muốn nêu ra một vấn đề lớn đang gặp phải trong ngành kinh doanh các thiết bị nhà bếp. Nó không quá nhiều nhưng tôi tin rằng bạn nên lưu ý khi đi tìm mua bếp. Một điều cuối cùng khi nói với bạn: hãy chú ý đến các yếu tố kỹ thuật – bạn sẽ không bao giờ mắc sai lầm.
P/s: đọc bài viết này xong chắc có người tự nhủ “chắc nó trừ mình ra“.
Mình cũng đang gặp trường hợp tương tự. Mình đang tìm mua CATA IB 772 gọi 1 vài chỗ họ báo hết hàng, rồi giới thiệu qua dùng hàng ARBER 888, bảo là hàng Ý, linh kiện Đức, ráp Malay. Mà tuyệt nhiên ko tìm thấy cái hãng Arber này.
Làm sao tìm được vì nó là thương hiệu VN sản xuất tại…
Bạn giống mình quá. mình tìm bếp Teka nhập khẩu xịn. bọn nội thất kiến an giới thiệu cho bếp Arber AB 688. giá 13tr. giới thiệu made in malaysia. May trước đó mình lên mạng tìm hiểu trước nên đã từng đọc bài báo bóc phốt bếp Arber nhặp nhằng xuất xứ…. nên tránh được. không lại phải mua cái bếp giá trị thực 5-7tr với giá 13 tr.
Thật ra thì như trong bài viết mình nói rồi đó, hầu hết là bếp tàu đội lốt Malaysia. Còn cái đơn vị kinh doanh bán nói đến thì thôi khỏi nói làm gì…
Frico và kichmate là trung Quốc đội Malaysia
Vấn đề đó mình cũng đã biết từ lâu.
Cho m hỏi bếp từ Faster có mập mờ xuất xứ k?
nó ghi rõ mà bạn