Đi mua bếp bạn luôn băn khoăn về xuất xứ bếp từ. Và bạn được rỉ tai về việc quét mã vạch sản phẩm để tìm nguồn gốc sản phẩm. Nhưng thực tế là hầu hết việc các bếp từ tại Việt Nam không quét được bằng các phần mềm quét mã vạch sản phẩm (như Icheck).
Phải chăng đây là sản phẩm giả, sai thông tin hay là sự ảo tưởng về thông tin của người dùng. Liệu bạn có thể đặt niềm tin vào phần mềm quét mã vạch hay là niềm tin vào người bán. Có lẽ bài viết này sẽ giải thích cho bạn vài điều trước khi bạn đi mua bếp.
Thư mục
Mã số – mã vạch để làm gì
Việc quản lý sản phẩm, hàng hóa của các công ty, xí nghiệp, kho bãi có thể lên đến hàng triệu sản phẩm (ví dụ Amazon). Nếu dùng việc đánh số thứ tự là điên rồ, chính vì thế người ta đã nghĩ ra việc dùng mã vạch – mã số kết hợp với hệ thống máy tính lưu trữ dữ liệu (data) để ghi nhớ toàn bộ thông tin về một hàng hóa hay sản phẩm.
Mã số mã vạch bao gồm 2 phần: một là phần vạch để cho máy quét, hai là phần số để người đọc (nếu máy không quét được). Điều này bạn có thể thấy khá rõ nếu đi siêu thị. Mã số của hàng hóa là dãy số dùng để phân đinh hàng hóa, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất, bán buôn, lưu kho, bán lẻ… Nếu như con người có số CMT hay số thẻ căn cước thì hàng hóa có mã số.
Nhưng bản thân mã số này chỉ là dãy số đại diện cho một “chủng loại” hoặc một dòng (model) sản phẩm. Chứ không phải cho từng sản phẩm, nên nó không phải là số phân loại, phiên bản, đời hay giá cả mặt hàng.
Ý nghĩa mã số hay mã vạch
Hiện nay phổ biến tại tại Việt Nam là mã vạch EAN 13 hoặc Code 128, mỗi loại lại một kiểu. Ví dụ như mã EAN 13 gồm 13 số được cấu tạo từ trái sang phải như sau:
- Mã quốc gia: hai hoặc ba số đầu
- Mã doanh nghiệp: có thể từ bốn, năm hay 6 số tiếp theo
- Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn hay ba số tùy thuộc mã doanh nghiệp.
- Cuối cùng là số kiểm tra.
Mã số trên bếp từ
Trên bếp từ hay bếp điện từ có loại có mã vạch, có loại không có mã vạch, thậm chí có loại có đến 3, 4 cái mã vạch nhưng… không thể quét ra. Đây là điều khá phổ biến trong ngành này, đặc biệt là các sản phẩm càng cao cấp càng… không thể quét mã vạch. Đây là điều đang phổ biến trong ngành kinh doanh thiết bị bếp cao cấp.
Có nên đặt niềm tin vào phần mềm quét mã vạch?
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, người dùng thường sử dụng một phần mềm có tên là Icheck nhằm kiểm tra thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên.. gỡ phần mềm này ra cho đỡ nặng máy. Bởi lẽ…
Mã số mã vạch chỉ là chìa khóa dẫn đến kho dữ liệu tương ứng về thông tin sản phẩm chứ không phải là dùng mã số mã vạch để nhận dạng được hàng giả, hàng thật, hay xuất xứ của sản phẩm bếp từ. Có rất rất rất nhiều sản phẩm bếp từ cao cấp của Teka, Cata, Bosch, Rosieres, Fagor… tôi check trên phần mềm đều không thể tìm thấy thông tin. Tuy nhiêm kiểm tra tại các hệ thông dữ liệu nước ngoài thì lại thấy.
Nói một các đơn giản, việc sử dụng phần mềm Icheck nói riêng hoặc các phần mềm kiểm tra sản phẩm nói chung thực tế là không chuẩn xác với các mặt hàng ít người dùng (hàng cao cấp). Nên bạn có thể check gói bim bim ngoài siêu thị nhưng không thể tìm được mã số con bếp từ Teka IR 721 có đến ba cái mã vạch trên hộp giấy.
Ngoài ra nữa, cái mã vạch này in dễ không, chỉ cần một cái máy in và làm giả là được. Trên VTV24 cũng đã đưa nhiều thông tin về việc này, nói chung là bạn đừng tin vào mấy cái phần mềm này trong việc chống hàng giả. Giờ công nghệ chống hàng giả và công nghệ làm giả cũng xấp xỉ bằng nhau.
Kinh nghiệm khi đi mua bếp từ
Tôi bán bếp từ khá nhiều, làm việc với nhiều thương hiệu lớn nhỏ đều có. Tôi sẽ kể cho bạn một vài câu chuyện:
Hãng lớn khó check, hãng nhỏ dễ check: thực tế đây là điều chính xác. Các model bếp từ cao cấp tôi không thể nào kiểm tra được bằng Icheck nhưng một số thương hiệu Việt lại kiểm tra thông tin rất đầy đủ, thậm chí rất dõ dàng. Chủ yếu là ông lớn thường mặc kệ trong việc này, chỉ chú ý sản phẩm chất lượng. Còn ông nhỏ quan tâm hơn về chi tiết nhỏ, nhằm mục đích tối ưu việc mua hàng.
Thông tin trên phần mềm có thể can thiệp: thực tế là phần mêm này là do người dùng đăng ký thông tin lên. Thậm chí tôi cũng vài lần yêu cầu chỉnh sửa sản phẩm khi thông tin họ sai. Ngoài ra các công ty, hoặc tổ chức cá có thể tự đăng sản phẩm lên đó, nếu họ có “đủ giấy tờ” và “phí”. Mà 2 cái đó không phải là quá khó…
Vậy tôi phải làm thế nào?
Bạn nên học cách xem kỹ thuật, xem thương hiệu và xem người bán hàng. Kỹ thuật là thứ không thể bị làm giả. Thương hiệu là cái tạo dựng lâu năm, không hãng nào muốn đánh mất. Còn con người được định hình từ nhỏ, chẳng ai muốn sống trái lòng mình.
Nói vậy thôi chứ bạn có xem lại các phần viết về kỹ thuật, kinh nghiệm khi đi chọn bếp từ trong website này. Cùng với các đánh giá chi tiết của tôi về các sản phẩn để có một cái nhìn sâu sắc và ít tốn thời gian. Còn mua hàng bạn có thể qua địa chỉ số 386, Thụy Khuê, Hà Nội để tìm các sản phẩm bếp từ một cách an tâm nhất.
Tôi là Đạo Nguyễn. Hi vọng bài viết này đã… cảnh báo cho bạn.
Khong biet anh danh gia the nao ve loai bep tu cua hang Junger? Mong duoc nghe doi dieu cua a ve loai bep tu do.
Mình không đánh giá cao thương hiệu này. Thân!
Chào a Đạo. Em muốn tìm một bếp 2 vị trí nấu 1 từ và 1 hồng ngoại. với mức giá khoảng 15-20 triệu. Anh có thể cho em một vài gợi ý và so sánh được k? Thanks!
Bạn có thể nghiên cứu Chefs EH-MIX366, Rosieres RVPI 711 nhé
a viết rất hay ạ
Cảm ơn bạn 😀
đọc bài của bạn mình thấy đúng là ma trận. theo bạn thì để mua được một cái bếp đúng chuẩn thì mình cần kiểm tra những gì. ví dụ như bếp có bị luộc đồ ở trong không. bếp có phải hàng nhái không. ví dụ con chefs 888 nói là hàng nhập nguyên chiếc. nhưng về việt nam bị lột đồ ở trong thì sao
Từ kinh nghiệm của mình, bạn nên mua từ đơn vị uy tín. Luộc đồ là thứ khó xảy ra nhưng hàng nhái hay hàng giả thì cũng nhiều lắm :D, trước đây có vụ làm nhái y hệt, bị công an kinh tế bắt được. Đây là làm nhái theo, còn làm giả thì cũng nhiều chẳng kém.