Sự “độc quyền” trong ngành kinh doanh thiết bị nhà bếp

Đây không phải là bài viết review! Bạn có thể không cần đọc.

Nhưng tôi muốn nói về một vấn đề đang dần xuất hiện. Sự “độc quyền” trong ngành kinh doanh thiết bị nhà bếp hình thành và phát triển như thế nào. Nó vừa giúp ổn định hàng hóa nhưng cũng sẽ là nhân nó gây rối loạn thị trường ở mức độ nhất định. Một trong những việc sẽ làm bạn rất khó chọn được mẫu bếp từ ưng ý hoặc gây tốn tiền cho một sản phẩm.

Độc quyền là gì

Độc quyền (trong kinh tế học) là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.

Đó là định nghĩa của Wiki. Bạn có thể tham khảo hoặc không cần quan tâm lắm. Có lẽ ta nên tìm hiểu về biểu hiện cơ bản nhất của nó trong ngành kinh doanh thiết bị nhà bếp.

Biểu hiện ngành kinh doanh

Một công ty đứng ra phân phối hàng và bảo hành chính hãng của thương hiệu quốc tế

Cái này đúng luật. Hiện nay một số công ty đủ thực lực đã đứng ra ký kết độc quyền phân phối tại Việt Nam với một số thương hiệu nước ngoài để học được phép phân phối chính thức sản phẩm tại Việt Nam. Họ sẽ tự xây hệ thống phân phối, hệ thống bảo hành, tiếp thị.

Công ty tại Việt Nam được quyền tự chủ về giá bán nhưng phải ký kết hợp đồng sản lượng, doanh số. Ví dụ như Đất Mới(ALC) sẽ phân phối TekaCata, Tristar phân phối Fagor, Sena phân phối Faber. Theo đó các sản phẩm của thương hiệu trên tại Việt Nam chỉ có hàng do đại diện Việt Nam phân phối. Nếu không phải do đại diện Việt Nam phân phối thì đó là hàng xách tay, không được bảo hành. Bạn phải gửi về nơi mua hàng để bảo hành.

Những công ty này Việt Nam đều chọn những thương hiệu cao cấp của châu Âu, có chất lượng hàng hóa ổn định, có tên tuổi để cung cấp. Nhờ vậy mà thời gian đầu trong ngành kinh doanh thiết bị nhà bếp hàng hóa tương đối ổn định, chất lượng tốt. Dù là giá nó có cắt cổ một chút.

Tất nhiên cái này không đúng với bếp từ Bosch. Vì nó đang bị loạn thị trường bởi quá nhiều nhà nhập khẩu.

Tuy nhiên hiện nay đã có quá nhiều thương hiệu bếp từ uy tín và sẽ có nhiều nữa. Giá cả đang ngày càng hạ và nhiều sản phẩm thay thế.

Một thương hiệu bếp chỉ phân phối cho một số đại lý nhất định

Đây là một hiện tượng ở thời gian sau của ngành kinh doanh bếp. Sau một thời gian phát triển, các hãng đã có vị thế nhất định. Họ muốn tạo dựng thương hiệu nhất định và quyết định đưa ra giá định mức cho các sản phẩm. Ví dụ như Chefs sẽ khống chế cố định không cho phép giảm quá 10% mỗi sản phẩm bán ra(chưa bao gồm quà tặng). Mục đích làm hạn chế việc phá giá sản phẩm, phá vỡ thị trường kinh doanh, hệ thống phân phối. Lúc này chỉ một số đơn vị kinh doanh uy tín, cam kết dài lâu mới được cung cấp bán hàng và bảo hành. Các đơn vị phá giá sẽ không được cấp hàng, không được bảo hành sau bán hàng.

Tôi sẽ lấy mô hình kinh doanh của Chefs làm ví dụ:

Chefs hiện nay có khá nhiều đại lý bán ra, tuy nhiên có thể chia làm 3 loại chính:

Đại lý chính hãng có ký doanh số bán ra từng năm: đây là đơn vị lớn, đầu năm sẽ ký kết số lượng nhất định với Chefs và phải bán đúng giá quy định. Hãng sẽ ưu tiên cung cấp hàng sớm nhất khi có hàng hóa về, bảo hành chính hãng. Những đại lý này thường có phản hồi nhanh nhất với hàng về chất lượng sản phẩm đề điều chỉnh phù hợp.

Hiện Bepluaviet.vn là đại lý chính thức của Chefs có ký kết doanh số, đảm bảo cho bạn yên tâm khi mua hàng.

Đại lý thông thường bán đúng giá: đây là những đại lý kinh doanh Chefs cam kết bán đúng giá sản phẩm nhưng không cam kết doanh số. Họ thích thì bán, không thích thì thôi. Những đại lý này sẽ bảo hành chính hãng như đại lý có doanh số nhưng thường ít được ưu tiên về giá hay hàng hóa.

Đại lý phá giá: đây là các đơn vị được websosanh.vn gợi ý(ví dụ thế). Họ có thể để giá dưới cả giá nhập của tôi. Theo bạn họ lấy hàng hóa ở đâu ra? Họ có thể bán hoặc không bán hàng! Khi khách hàng đến họ báo hết hàng và sẽ lái sang sản phẩm khác (bếp từ Trung Quốc). Loại này cực kỳ phổ biến, các khách mua bếp từ Cata IB 772 của tôi trong HCM gặp suốt. Những đại lý này khi khách hàng mua sẽ không cam kết bảo hành hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi bảo hành.

Có thể bạn sẽ thấy rất quen câu “đại lý chính hãng” đúng không? Mô hình này chính là dựa trên câu đó.

Một model chỉ một số đại lý cung cấp

Đây là hình thức đang manh nha trên thị trường. Theo đó sau khi một thời gian phát triển, thương hiệu trở nên mạnh hơn và được nhiều đại lý phân phối. Họ sẽ phát sinh ra nhiều model khác nhau. Nhưng lại có khá nhiều model “hao hao” giống nhau, và một trong số các model giống nhau sẽ giao cho một đại lý bán. Đại lý sẽ tự dùng hệ thống tiếp thị của mình để đẩy hàng đi. Họ một mình một giá, một mình một quà tặng, một mình một sân, tùy thuộc hệ thống tiếp thị mạnh ra sao mà tự kiếm tiền.

Mô hình này sẽ giúp các đơn vị kinh doanh so kè cao thấp hoàn toàn bằng hệ thống tiếp thị. Phương thức này sẽ giúp các đơn vị kinh doanh trong ngành không “đụng” nhau, hạn chế tranh chấp nhưng lại thiệt cho người tiêu dùng. Bởi lẽ nhiều model giống nhau trên thị trường lại bán khác giá. Người không biết khi mua chắc chắn sẽ bị mua đắt. Có những model chênh giá nhau 200% nhưng thiết kế kỹ thuật cùng… một khuôn thay tên.

Ưu và nhược điểm của sự “độc quyền”

Ưu điểm:

  • Hạn chế cạnh tranh giữa các đại lý. Nâng cao dịch vụ bán hàng và sau báng hàng.
  • Đảm bảo cho người tiêu dùng có hàng chất lượng, bảo hành chính hãng, uy tín.

Nhược điểm

  • Loạn bát nháo thông tin thị trường, do ông nào cũng nói hàng tao tốt nhất  😀
  • Bị đội giá quá nhiều so với giá trị thật của sản phẩm.

Người tiêu dùng phải làm sao đây

Bạn có thể qua bên mình – Bếp Lửa Việt – 386, Thụy Khuê, Hà Nội. Hoặc tiếp tục tìm hiểu ở các bài viết sau. Sẽ luôn có cách thay thế tương ứng cho một sản phẩm hoặc chất lượng tốt hơn cho cùng một giá tiền. Không nhất thiết những điều bạn tìm hiểu đã chính xác 100%. Nhưng nếu đưa ra quyết định tôi hi vọng bạn sẽ đưa ra quyết định chính xác nhất. Sự “độc quyền” này cũng có mặt tích cực mà.

Tôi là Đạo Nguyễn. Hi vọng thông tin hôm nay đã hữu ích cho bạn.

Chương trình khuyến mại bếp từ tháng này

8 Comments

  1. thanh 21/02/2017
    • Đạo Nguyễn 21/02/2017
  2. Hoàng 24/02/2017
    • Đạo Nguyễn 24/02/2017
      • VÕ THANH TUẤN 26/04/2017
  3. Hùng Nguyễn 02/08/2017
    • Đạo Nguyễn 02/08/2017

Leave a Reply