Bảng điều khiển bếp từ – chi tiết cần phải quan tâm khi mua bếp

Đối với nhiều khách hàng của tôi đi tìm mua bếp từ, họ thực sự bị loạn. Loạn thật, khi mới đi vào kinh doanh tôi cũng loạn lắm. Hàng trăm thương hiệu, nhưng số bài viết tư vấn tại Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số vài viết trên thế giới cũng chẳng khá hơn. Tệ hơn, hầu hết đến thời điểm này các bài viết tại Việt Nam toàn sao chép của nhau -_-.

Tuy nhiên tôi nhận ra rằng có rất nhiều mẫu bếp từ hao hao giống nhau về bảng điều khiển! Liệu những sản phẩm đó có chất lượng giống nhau. Hơn 2 năm trong nghề để tôi đi tìm hiểu và nghiên cứu sản phẩm. Tôi nhận ra sự giống nhau đó đôi khi phản ánh hoặc không phản ánh chất lượng sản phẩm. Chính vì thế bài viết này sẽ phân loại các bảng điều khiển(bo mạch chính) của bếp từ và hướng dẫn bạn cách chọn bếp từ phụ thuộc vào bảng điều khiển. Bài viết này khá phức tạp đòi hỏi bạn đọc kỹ, nếu không hiểu, bạn có thể để lại bình luận bên dưới.

Phân loại bảng điều khiển

Chung và riêng

Hiện nay các loại bo mạch điều khiển có nhiều. Nhưng tôi thấy cách chia bảng điều khiển chung và riêng là đơn giản nhất. Không có định nghĩa chính xác về vấn đề này, nhưng bạn có thể lấy nút nguồn của bếp làm mốc. Theo đó nếu toàn bộ bếp có 1 nút nguồn thì là bản điều khiển chung, còn nếu bếp có 2 nút nguồn thì là bảng điều khiển riêng.

cata-placas-de-induccion-isb-603-bk-08073211-406

Bảng điều khiển chung Slider của Cata ISB 603 BK

Thông thường thì bếp Âu họ hay chọn loại 1 bảng điều khiển như của EGO, còn các bếp Á (Trung Quốc, Thái, Mã, Việt) thì hay chọn bảng điều khiển riêng. Tuy nhiên điều này cũng không tuyệt đó, vẫn có bếp Âu dùng bảng riêng và bếp Á dùng bảng chung.

dih321

Bảng điều khiển riêng của Chefs EH-DIH321

Kiểu nút tăng giảm

Hiện nay phổ biến nhất vẫn là bảng điều khiển sử dụng nút tăng giảm theo kiểu nút cộng trừ. Loại này có giá thành rẻ, các bếp Á thường dùng loại này, bếp Âu cũng có. Nhưng dần dần hiện nay các sản phẩm cao cấp của châu Âu họ chuyển dần sang các sản phẩm bếp từ sử dụng nút điều khiển Slider Touch Control. Với bảng điều khiển này khiến bếp dễ sử dụng và cảm ứng chính xác hơn so với các loại nút cộng trừ thông thường.

Đối với bảng điều khiển Slider thì chũng chia làm 5-7 loại khác nhau. Theo đó có loại đơn, có loại đôi, có loại tròn và có loại dải… nhiều lắm. Cái này tôi sẽ nói sau.

Kiểu tiếp điện ở nút bấm

Phần này không chính xác lắm, nhưng tôi thấy có thể chia làm 3 loại:

Loại đầu tiên là dùng lò xo lực: các bếp Á là thường dùng loại này. Phía dưới bảng điều khiển là lò xo ở các nút bấm, khi điều khiển cần hơn nhấn một chút. Đặc biệt nếu bạn dùng các bếp từ đơn có giá khoảng 500.000đ bạn sẽ thấy các nút bấm phải nhấn mạnh xuống. Loại này tôi không thích lắm, do lò xo hay bị lệch nên đôi khi phải tháo bếp ra lắp lại 😀

bang-dieu-khien-lo-xo

Ảnh cắt ra từ video thay kính bếp điện từ Faber FB-INE

Loại thứ 2 là cảm ứng điện: loại này khá hơn, thường các bo mạch EGO hay có. Bạn không phải nhấn mạnh để điều khiển mà chỉ cần nhấn giữ nhẹ là được. Đại diện rõ dàng nhất là các bếp của Cata và Chefs, Tay bạn càng ướt bếp càng nhạy. Loại này hiện giờ là phổ biến do chi phí ngày càng hạ và bếp bền.

Loại thứ 3 cao cấp – quang cảm biến: theo một số thông tin từ nhà cung cấp và từ các thử nghiệm bếp. Hiện nay có một số loại bếp nhận cảm ứng không cần chạm tay, không cần nhấn lực mà chỉ cần dùng một mẩu giấy nhỏ khẽ chạm lên nút bấm. Loại cảm biến này cực kỳ nhạy, bếp loại này cũng thường có giá cao hơn các sản phẩm bếp từ hãng khác.

Một vài nhà cung cấp phổ biến

Các loại bảng mạch điện từ Trung Quốc là dễ dàng mua và thay thế ngoài chợ điện tử nhất. Các mẫu bếp từ có giá dưới 10 triệu hoặc một số mẫu bếp có giá trên 10 triệu (nhưng từ các thương hiệu Việt sản xuất tại Trung Quốc). Thường thì các đơn vị sửa chữa lớn họ có thể thay được nguyên cả bảng mạch, còn loại là thay thế một vài phần linh kiện.

Loại bảng mạch điều khiển bếp từ phổ biến nhất hiện nay là sản phẩm của EGO. EGO hiện cung cấp rất nhiều loại bảng mạch bếp từ, bếp điện từ, mâm từ, mâm hồng ngoại… Các sản phẩm bếp từ tầm trung và cao cấp của Việt Nam chủ yếu sử dụng loại này. Các thương hiệu như Cata, Chefs là những thương hiệu dùng nhiều nhất, tuy nhiên họ dùng các dòng nó lệch nhau một chút để không bị đụng hàng.

Loại nữa là của EIKA, Copreci… ít được biết đến. Gần như chỉ sử dụng cho một số sản phẩm bếp không muốn đụng hàng(Rosieres PMI732N…)(do EGO phủ nhiều quá).

Một số bảng mạch điều khiển độc quyền như của Bosch, Rosieres, Fagor, Brandt… cái này phức tạp, tôi chưa có điều kiện tìm hiểu.

Vài sản phẩm của EGO PRODUCTS

Do EGO cung cấp quá nhiều loại bảng điều khiển cho các bếp từ tầm trung(10-15) tại thị trường Việt Nam nên tôi quyết định sẽ giới thiệu với bạn về các dòng sản phẩm của họ. Bạn cũng có thể tham khảo trên trang website http://www.egoproducts.com/.

Domino TC: đây là bảng điều khiển dành cho bếp từ domino. Loại này giờ đã ít rồi, nhưng vẫn có được thị phần nhất định.

ego_controls_domino_touch

Flex TC: là bảng điều khiển hiện đang sử dụng cho dòng bếp từ Chefs EH-DIH888 với chế độ nấu thông minh và chức năng giữ ấm. Cata cũng có một phiên bản tương tự nhưng ở dòng bếp toàn vùng Giga 600 BK.

bảng điều khiển eh-dih888 ego controls flex touch

bảng điều khiển eh-dih888 ego controls flex touch

Front TC: đây là bảng điều khiển đặc trưng theo kiểu dạng cũ. Tôi thấy nó khác giống với bảng điều khiển của mẫu bếp 3 từ ngang. Bạn có thể nghiên cứu xem.

ego_controls_front_touch

K6 Knob Control: loại này mới, tôi chưa thấy có bếp nào tại Việt Nam sử dụng.

ego_controls_k6_knob

Lisa TC: bạn sẽ thấy khá nhiều ở các mẫu như Cata IB 753 BK, Cata IB 2 Plus BK. Loại này cũng đã cũ rồi.

ego_controls_lisa_touch

Lite TC: loại này thấy khá nhiều, nhưng không nhớ của hãng nào.

ego_controls_lite_touch

Lite Slider TC: loại bảng mạch này chắc bạn sẽ thấy quen. Vì nó đang có mặt trên các mẫu IB 772, IT 773, ISB 603 BK.

ego_controls_lite_slider_touch_75

Multislider TC: loại này khá giống với bếp của Bosch, tuy nhiên tôi không có thông tin.

ego_controls_multislider_touch

MultiLite TC: dạng bảng điều khiển xoay vòng, khá giống với mẫu ISB 605 BK mới của Cata.

ego_controls_multilite_touch_75

Select TC: không có thông tin

ego_controls_select_touch_75

Simple TC Family: không có thông tin về sản phẩm đang dùng cho nó.

ego_controls_simple_touch

Wave TC: bảng điều khiển đang sử dụng cho mẫu Chefs EH-DIH890. Sử dụng bảng điều khiển LCD rất hiện đại, với tính năng tương tự như Flex TC.

ego_wave_touch_control

Lưu ý

  1. Theo nguyên tắc lựa chọn chung: bạn nên ưu tiên bảng điều khiển chung > riêng. Loại sử dung cảm biến quang > điện trở > lò xo. Loại tăng giảm LCD > slider > cộng trừ.
  2. Các bảng điều khiển nếu không may bị hỏng thì nên ưu tiên thay cả bảng luôn, không nên thay linh kiện. Vì có một một số linh kiện trong đó là hàng độc quyền. Dù có mua loại có thông số tương đương lắp vào thì cũng vài ngày sau sẽ hỏng.
  3. Các bếp từ dưới 10 tr chủ yếu là hàng châu Á(Trung Quốc là chính), sử dụng bảng điều khiển cộng trừ 2 bên riêng. Không có chuyện công nghệ Đức sản xuất tại Trung Quốc đâu nhé(cũng có thể có con IC san tải).
  4. Bài viết này mang tính chia sẻ kinh nghiệm là chính. Nhưng được đăng mục kỹ thuật với hi vọng bạn sẽ biết cách dể chọn mua bếp từ.
  5. Nếu còn thắc mắc hay đỡ muốn mất thời gian chọn bếp thì bạn truy cập vào website bepluaviet.vn chat trực tiếp với tôi ở đó.

Bài viết thể hiện sự nông cạn của mình, nên nếu thấy chỗ nào sai xin hãy từ bi chỉ giúp.

Chương trình khuyến mại bếp từ tháng này

18 Comments

  1. Minh 12/01/2017
    • Đạo Nguyễn 12/01/2017
  2. Nguyễn thanh tú 11/04/2017
    • Đạo Nguyễn 12/04/2017
  3. Thuận 04/08/2017
    • Đạo Nguyễn 04/08/2017
  4. Hồng 05/03/2018
    • Đạo Nguyễn 05/03/2018
  5. Trần giang 20/02/2021
    • Đạo Nguyễn 20/02/2021
  6. Phạm Kiên Trung 21/10/2021
    • Đạo Nguyễn 21/10/2021
  7. Phạm Kiên Trung 26/10/2021
  8. Haiduong 14/11/2021
  9. Sơn 28/05/2022
  10. Hùng 17/06/2022

Leave a Reply